Hôm nay 19/11, cả thế giới sẽ được chứng khiến hiện tượng nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ. Tính theo giờ Việt Nam, nguyệt thực một phần bắt đầu diễn ra lúc 14h19, đạt cực đại khoảng 16h và kết thúc vào lúc 17h47 ngày 19/11. Đây là lần nguyệt thực thứ 2 và cũng là nguyệt thực cuối cùng của năm 2021.
Nguyệt thực dài nhất trong 580 năm
Sự kiện này được đánh giá là nguyệt thực dài nhất trong 580 năm qua, dự báo kéo dài vài giờ, theo đài quan sát Holcomb (bang Indiana, Mỹ).
Lý do khiến hiện tượng thiên thể này kéo dài bất thường là do nó xảy ra trong 41 giờ sau khi Mặt trăng đạt tới đỉnh cao, điểm xa nhất của nó so với Trái đất. Mặt trăng càng ở xa, thời gian di chuyển càng lâu, dẫn đến thời gian di chuyển ra khỏi bóng của Trái đất càng nhiều.
Hiện tượng gần 600 năm có một này sẽ có thể được quan sát từ 50 bang của Mỹ, Canada, Mexico, một phần khu vực Nam Mỹ, Australia và Trung Quốc.
Ở Việt Nam có xem được nguyệt thực dài nhát thế kỹ không?
Tại Việt Nam, phần lớn hiện tượng nguyệt thực diễn ra vào lúc trăng chưa mọc. Vì vậy, người dân Việt Nam chỉ có thể quan sát một phần hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này.
- Ở Hà Nội, kể từ khi Mặt trăng xuất hiện ở đường chân trời, người dân sẽ có khoảng 30 phút để quan sát giai đoạn cuối của nguyệt thực một phần.
- Ở TP.HCM, do Mặt trăng mọc khá muộn, người dân tại khu vực này chỉ có khoảng 20 phút để quan sát nguyệt thực một phần.
Tuy khoảng thời gian để quan sát nguyệt thực dài nhất tại Việt Nam khá ngắn ngủi, nhưng nếu may mắn ở vị trí thuận lợi, người dân vẫn có thể chứng kiến một phần của hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này.