Một số nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy biến thể Lambda virus có thể làm tăng khả năng lây nhiễm. Chưa có bằng chứng biến thể này làm giảm hiệu quả của vắc xin COVID-19.
Nội dung chính
Chúng ta đã biết gì về biến thể mới Lambda virus?
Biến thể Lambda của virus corona có khả năng lây lan mạnh hơn hẳn virus gốc Sars-CoV-2. Đây là kết quả một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Nhật Bản. Cho đến nay các kết quả nghiên cứu này mới được đánh giá là kết quả sơ bộ và mới chỉ là bản in trước và chưa được các chuyên gia độc lập thẩm định.
Lambda từ đâu đến?
Theo WHO, biến thể Lambda được phát hiện đầu tiên ở Lima (Peru) vào tháng 8-2020. Biến thể còn được gọi là C37 hoặc “biến thể núi Andes”.
Tại Peru, biến thể Lambda nhanh chóng chiếm đa số các ca mắc COVID-19 (81% tổng số trình tự gene đã phân tích từ tháng 4-2021).
Sau đó, biến thể Lambda đã phát tán đáng kể ở khu vực Nam Mỹ (Chile, Ecuador, Argentina, Brazil) và hiện nay đã hiện diện tại khoảng 30 quốc gia.
Pháp đã phát hiện ca nhiễm biến thể mới Lambda đầu tiên vào đầu tháng 5-2021. Anh đã đưa ra cảnh báo về biến thể mới này vào đầu tháng 7-2021.
Theo trang web Infection Control Today, tại Mỹ ca đầu tiên nhiễm biến thể Lambda được phát hiện trong bệnh viện ở Houston vào cuối tháng 7-2021.
Khả năng bảo vệ của vaccine kém
Các nhà khoa học đã nghiên cứu về các protein gai của biến thể Lambda, còn có tên là C.37. Trong loại protein này, người ta phát hiện ra ba đột biến với những cái tên là RSYLTPGD246-253N, 260 L452Q và F490S. Ba đột biến này có thể làm cho virus ít có khả năng bị các kháng thể vô hiệu hóa. Điều này có nghĩa là tiêm chủng sẽ trở nên ít hiệu quả hơn trong việc bảo vệ cơ thể chống lại sự lây nhiễm.
Theo nghiên cứu, hai đột biến khác với cái tên T76I và L452Q có khả năng làm cho con người dễ bị lây nhiễm hơn với biến thể Lambda.
Dù vậy, không có bằng chứng cho thấy biến thể Lambda ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả của vắc xin.