Để điều trị cúm a hiệu quả trước hết chúng ta cần tìm hiểu các chủng loại virus cúm A là gì? Chúng mà chúng ta được gặp phải là chủng gì từ đó mới có cách điều trị bệnh phù hợp và hiệu quả nhất
Cúm A là cúm gì?
Cúm A là một loại virus rất dễ lây lan qua đường hô hấp, thường xuất hiện khi thời tiết chuyển mùa, do các chủng virus cúm A phổ biến như A/H1N1, A/H3N2, A/H5N1, A/H7N9 gây nên. Nó có thể lây lan qua các giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Người khác thậm chí có thể bị sốt cúm A khi sờ vào miệng hoặc mũi sau khi đã dùng tay tiếp xúc với một bề mặt hoặc vật thể có virus trên đó. Nếu bị sốt cúm A, bạn cần nghỉ ngơi tại nhà để tránh lây nhiễm cho người khác.
Đặc điểm cấu tạo của virus cúm A
Virus cúm A có hệ gen là RNA sợi đơn âm bao gồm tám phân đoạn gen riêng biệt mã hóa cho 11 protein khác nhau của virus. Vỏ của virus cúm A sẽ có bản chất là glycoprotein, gồm 2 kháng nguyên: kháng nguyên ngưng kết hồng cầu H (Hemagglutinin) và kháng nguyên trung hoà N (Neuraminidase ). Tính đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học đã phát hiện được 15 loại kháng nguyên H (H1-H15), 9 loại kháng nguyên N (N1-N9). Những cách tổ hợp khác nhau của các loại kháng nguyên có thể tạo nên những phân tuýp khác nhau của virus cúm A.
Viruts cúm A có thể thay đổi kháng nguyên khi gặp một số điều kiện thuận lợi như người sống gần các loại gia cầm, vật nuôi như gà, lợn. Virus cúm A có thể bị giết chết ở nhiệt độ 56oC trong vòng 3 giờ và 60oC trong 30 phút. Các chất tẩy uế thông thường như formalin, iodine cũng có tác dụng diệt trừ virus trên các bề mặt. Các tuýp virus có độc lực cao có khả năng tồn tại lâu trong môi trường, đặc biệt là ở nhiệt độ thấp virus có thể tồn tại ít nhất là 35 ngày trong nhiệt độ 4oC. Nếu đông băng, virus có thể tồn tại trong nhiều năm.
Các chủng loại virus cúm A
Virus cúm A sẽ liên tục thay đổi và có khả năng gây ra những trận đại dịch lớn. Hiện có rất nhiều chủng virus cúm A đang lưu hành trên toàn cầu, trong đó phổ biến nhất là các chủng A/H1N1, A/H5N1, A/H3N2, A/H7N9.
Cúm A/H1N1
Cúm A/H1N1 là chủng virus cúm được WHO(Tổ chức Y tế Thế giới) ghi nhận vào năm 2009. Ban đầu, cúm A/H1N1 có cái tên là “cúm lợn” vì các nhà khoa học cho rằng chủng cúm này có nguồn gốc từ lợn. Cúm A/H1N1 có tốc độ lây lan nhanh, dễ bùng phát thành các đợt dịch và đại dịch.
Tuy không nguy hiểm như những cúm A khác, nhưng cúm A/H1N1 có khả năng gây bội nhiễm, viêm phổi nặng, suy đa tạng hoặc thậm chí là tử vong ở một số người có bệnh mãn tính. Mỗi năm, trên thế giới ghi nhận 250.000 – 500.000 trường hợp tử vong do cúm.
Cúm A/H5N1
Năm 1997, sự bùng phát của virus cúm A/H5N1 đã giết chết hàng chục triệu gia cầm. Từ tháng 12/2003 – 6/2008 đã có 243 người tử vong do cúm gia cầm trong tổng số 385 ca nhiễm ở 15 quốc gia, trong đó chủ yếu là các nước Châu Á. Indonesia được ghi nhận là quốc gia có nhiều ca tử vong do cúm A H5N1 nhất, với 110 người chết, trong 135 ca nhiễm.
Tại Việt nam, kể từ khi xuất hiện vào cuối năm 2003 đến tháng 9/2008, đã có 106 trường hợp được ghi nhận nhiễm cúm A H5N1, 52 ca tử vong. Các vụ dịch trên người gồm 4 đợt cụ thể như sau:
- Đợt 1 (12/2003 – 3/2004): 23 ca mắc, 16 ca tử vong (tỷ lệ tử vong/số ca mắc là 69%);
- Đợt 2 (7/2004 – 8/2004): 4 ca mắc, tất cả đều tử vong (tỷ lệ tử vong/số ca mắc là 100%);
- Đợt 3 (12/2004 – 11/2005): 65 ca nhiễm, trong đó có 3 ca nhiễm không triệu chứng, 22 ca tử vong (tỷ lệ tử vong/số ca mắc là 33,8%);
- Đợt 4 (5/2007 – 3/2008): 13 ca mắc, 10 ca tử vong (tỷ lệ tử vong/ số ca mắc là 77%).
Cúm A/H3N2
Virus cúm A/H3N2 được ghi nhận lần đầu tiên ở Hoa Kỳ vào năm 1968, là nguyên nhân của trận đại dịch kinh hoàng giết chết 1 triệu người dân trên toàn thế giới, trong đó có khoảng 100 ngàn người dân Hoa Kỳ.
Virus cúm A/H3N2 gồm 2 gen từ virus cúm A là: hemagglutinin H3 và N2 neuraminidase; có thể lây nhiễm cho chim, người và động vật có vú. Virus cúm A/H3N2 lưu hành trên toàn thế giới dưới dạng virus cúm A theo mùa.
Trong những năm virus cúm A/H3N2 chiếm ưu thế, nhiều trường hợp phải nhập viện và thậm chí là tử vong. Những ca bệnh nặng xảy ra chủ yếu ở người lớn tuổi, từ 65 tuổi trở lên.
Cúm A/H7N9
Tháng 3/2013, lần đầu tiên các trường hợp nhiễm virus cúm A/H7N9 được phát hiện tại Trung Quốc và nhanh chóng bùng phát mạnh thành những trận đại dịch (4). Đây là loại virus có độc tính rất cao, có khả năng lây truyền sang người. Ở người, cúm A/H7N9 có khả năng nhân lên trong các cơ quan hô hấp, tiêu hóa, sinh sản, tiết niệu, tồn tại trong dịch tiết của cơ thể như nước mũi, nước bọt, nước mắt và phân,…
Đến nay, những người nhiễm virus cúm A/H7N9 hầu hết đều được ghi nhận mắc viêm phổi. Đối với những trường hợp nặng, không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Có ít trường hợp nhiễm virus cúm A/H7N9 có triệu chứng giống cúm tự hồi phục mà không cần sự can thiệp của các biện pháp y tế.
Bệnh cúm A có gây nguy hiểm không?
Câu trả lời là CÓ. Bệnh cúm A là căn bệnh phổ biến, nguy hiểm đối với người lớn và trẻ em, đặc biệt dễ lây lan. Các chủng virus cúm A có khả năng tồn tại khá lâu trong môi trường bên ngoài, có thể sống lên đến 48h trên các bề mặt như tay nắm cửa, bản, ghế, tủ,… Virus có khả năng tồn tại trong quần áo lên đến 12 giờ, duy trì 5 phút trong lòng bàn tay.
Bệnh cúm A ở người sẽ có triệu chứng từ nhẹ đến nặng và khác nhau tùy theo tình trạng sức khỏe của từng người. Các triệu chứng khi nhiễm virus cúm A có một số điểm tương đồng với khi nhiễm chủng virus cúm thường. Nếu không được điều trị đúng cách, một số đối tượng như người già, trẻ em, người có hệ miễn dịch suy yếu sẽ dễ dàng mắc thêm các bệnh khác hoặc gặp các biến chứng nặng dẫn đến nguy cơ đe dọa tính mạng.
Biến chứng nặng nhất khi mắc bệnh cúm A là suy hô hấp, với triệu chứng khó thở, thở gấp, đờm có lẫn máu,… dẫn đến viêm phổi, thiếu oxy và thậm chí là tử vong. Do đó ngay khi có các yếu tố dịch tễ như sốt, triệu chứng viêm long đường hô hấp, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế gần nhất để xét nghiệm và chẩn đoán xác định mắc chủng virus cúm nào để có kế hoạch điều trị phù hợp.
Xem thêm: Cách điều trị bệnh cúm a tại nhà
Hi vọng với những thông tin trên về các chủng loại virus cúm A, sẽ giúp bạn có thêm những hiểu biết nhất định để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình thật khỏe mạng.
*Nguồn ảnh: Sưu tầm mạng