Cách điều trị cúm a tại nhà cho trẻ hiệu quả

5/5 - (1 bình chọn)

Nếu gia đình bạn có trẻ bị cúm A, hãy học cách điều trị cúm a tại nhà cho trẻ dưới đây để tránh tình trạng nặng hơn.

Cách điều trị cúm A tại nhà cho trẻ

Các triệu chứng của cúm A thường gần giống với cảm lạnh thông thường nên thường khiến không ít người bị nhầm lẫn.

Cách điều trị cúm a tại nhà cho trẻ hiệu quả
Cúm A rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh cúm khác

Cúm A hiện không có thuốc và vắc xin để điều trị căn bệnh này. Việc theo dõi điều trị cho trẻ bị mắc cúm A cần được theo dõi sát sao giúp tránh lây lan và phát triển thành dịch bệnh, khó kiểm soát. Nếu như mắc bệnh, trẻ khỏe mạnh bình thường và có hệ miễn dịch tốt sẽ khỏi sau khoảng 2 ngày đến 1 tuần.

Trong trường hợp bé mắc phải bệnh cúm A và diễn biến của bệnh không quá nghiêm trọng, gia đình có thể thực hiện theo cách điều trị cúm A tại nhà như sau:

Thực hiện cách ly đối với bé bị nhiễm

Nếu nhận thấy bé có dấu hiệu bị cúm A, cha mẹ nên cách ly bé tại phòng trong ít nhất khoảng 7 ngày cho đến khi các triệu chứng không còn. Người tiếp xúc với bé nên che kín mũi và miệng, tránh tình trạng lây lan qua giọt bắn hô hấp của virus cúm A.

Cho trẻ nghỉ ngơi

Trẻ nên được nằm nghỉ ngơi tại những nơi thoáng mát, không bị quá lạnh hoặc quá nóng, không nên sử dụng điều hòa vì có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp.

Cách điều trị cúm a tại nhà cho trẻ hiệu quả
Cho bé nghỉ ngơi thoải mái

Phụ huynh nên để cơ thể bé được thư giãn và nghỉ ngơi vì đây là cách để giúp cơ thể bé chống lại các bệnh nhiễm trùng hiệu quả, hỗ trợ tăng đề kháng và miễn dịch hiệu quả hơn. Vì thế, trẻ cần được ngủ đủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày khi đang trong giai đoạn bị cúm A.

Bổ sung nhiều nước cho trẻ

Mắc cúm thường kèm theo dấu hiệu sốt, sốt cao sẽ khiến cơ thể mất nước, người bị mệt mỏi. Trẻ bị mắc cúm A nên uống thêm nhiều nước để bù vào lượng nước do cơ thể tiết ra làm mát khi bị sốt. Bổ sung nước lọc, nước trái cây hoặc súp rau củ để giúp tăng cường dinh dưỡng, sức đề kháng cho trẻ.

Hướng dẫn bé súc miệng kháng khuẩn với nước muối

Cách điều trị cúm A cho trẻ tại nhà ở thể nhẹ đơn giản hơn đó là khuyến khích các bé (đối với trẻ lớn) nên súc miệng nước muối 2 lần/ngày. Việc dùng nước muối súc miệng sẽ giúp những chất nhầy tích tụ phía bên trong cổ họng được loại bỏ được nhiều vi khuẩn gây viêm nhiễm.

Vệ sinh mũi sạch sẽ cho trẻ

Việc bé chảy nhiều nước mũi hoặc mũi bị nghẹt có thể dẫn đến tình trạng trẻ bị xoang mũi. Vì vậy, cha mẹ có thể rửa mũi cho bé bằng nước muối pha loãng hoặc dùng chai nước muối sinh lý thông thường để làm sạch mũi trong ngày.

Vệ sinh mũi sạch sẽ cho bé giúp điều trị chứng bệnh cúm a hiệu quả nhanh hơn
Vệ sinh mũi sạch sẽ cho bé giúp điều trị chứng bệnh cúm a hiệu quả nhanh hơn

Xông hơi

Ngoài việc dùng nước muối pha loãng để giúp cho đường thở “thông thoáng”, cha mẹ có thể sử dụng thêm phương pháp xông hơi bằng cách thêm một chút tinh dầu khuynh diệp hoặc tinh dầu bạc hà vào dụng cụ xông để giúp tăng tính kháng khuẩn và loại bỏ đờm trong cổ họng cho trẻ nhỏ.

Tạo độ ẩm cho môi trường xung quanh

Không khí ẩm ở trong phòng sẽ giúp cho trẻ bị cúm A giảm thiểu được tình trạng đau họng hay sổ mũi. Để tạo độ ẩm trong phòng, cha mẹ có thể dùng máy tạo ẩm hoặc xông hơi cho căn phòng, ngôi nhà. Lưu ý, trước khi tạo ẩm nên vệ sinh phòng, nhà cửa thật sạch sẽ để không xảy ra nguy cơ nấm mốc phát triển.

Bổ sung thêm dinh dưỡng từ thức ăn thể lỏng

Những món ăn giúp tăng cường đề kháng, có hiệu quả trong việc điều trị nhiễm trùng đường hô hấp do cúm A như súp gà, cháo gà…nên được bổ sung trong thực đơn ăn uống của trẻ.

Đảm bảo vệ sinh cá nhân

Vệ sinh cá nhân đúng cách cho trẻ sẽ giúp giảm thiểu được lượng vi khuẩn đáng kể ra khỏi cơ thể. Trẻ nên được hướng dẫn rửa tay với xà phòng thật sạch khi chạm, cầm, nắm vào những đồ vật trong gia đình, đồ chơi để phòng ngừa lây nhiễm chéo.

Đảm bảo vệ sinh cá nhân cũng là cách giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh cúm a
Đảm bảo vệ sinh cá nhân cũng là cách giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh cúm a

Khi nào nên đưa trẻ bị cúm a đến gặp bác sĩ?

Phụ huynh có thể áp dụng những cách điều trị cúm A tại nhà mà không cần thiết phải đi khám nếu như thấy trẻ đang dần khỏe hơn và triệu chứng như sốt, ho, đau nhức cơ thể đang được cải thiện. Tuy nhiên, hãy gọi cho bác sĩ hoặc đưa bé đến gặp bác sĩ nếu bé có các triệu chứng như:

– Trẻ dưới 2 tuổi

– Trẻ không chịu ăn, mệt mỏi, cáu kỉnh.

– Trẻ có hiện tượng bị nôn, tiêu chảy, mất nước, ho kéo dài, cổ cứng và có các vấn đề về hô hấp.

Nếu trẻ có biểu hiện nặng hơn, cần phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay

– Các triệu chứng sốt, cúm đã giảm nhưng xuất hiện trở lại.

– Cơn sốt đã giảm nhưng trẻ cảm thấy không thoải mái hay tỉnh táo.

– Trẻ khóc nhưng không có nước mắt, bị phát ban.

Khi điều trị cúm A cho trẻ tại nhà, cha mẹ cần phải lưu ý không tự ý cho trẻ dùng thuốc điều trị cúm hoặc cảm lạnh nếu như chưa được các bác sĩ hoặc người có chuyên môn kê đơn hoặc cho phép.

Hi vọng những chia sẻ ở trên sẽ hữu ích với bạn và gia đình bạn, để có sức khỏe cho một mùa chuyển mùa khó chịu như hiện nay.

>>> Xem thêm: Virus Adeno mối nguy hại mới có xu hướng tăng mạnh ở trẻ em

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

So sánh, tìm kiếm giá rẻ nhất
Logo
Shopping cart