Có nên dùng bình đựng nước nhựa số 7 hay không?

Rate this blog

Thời gian gần đây, hot tiktok rộ lên một loạt bình nước số 7 gây hại sức khỏe. Vậy có nên dùng bình đựng nước nhựa số 7 hay không? Nhựa số 7 có an toàn không? Nhựa số 7 là gì? Cùng chúng tôi giải mã ngay trong bài viết ngày hôm nay nhé!

Mối quan tâm về ảnh hưởng của các loại đồ nhựa đến sức khoẻ người tiêu dùng ngày càng được chú trọng. Cùng sự phát triển của internet kéo theo nhiều thông tin mạng tràn lan khiến người dùng không biết đâu mới là đúng.

Nhựa số 7 là gì?

Theo Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế ASTM ban hành, có tất cả 7 loại nhựa được phân loại và đánh số từ 1 – 7, tương ứng với từng loại có mã nhận diện khác nhau gồm: số 1 (Nhựa PET (PETE), số 2 (HDPE), số 3 (PVC), số 4 (LDPE), số 5 (PP), số 6 (PS), số 7 (Other – tức các loại nhựa khác).

Có nên dùng bình đựng nước nhựa số 7 hay không?
Nhựa số 7

Vậy nhựa số 7 hay còn gọi nhóm nhựa khác thường phổ biến nhất là nhựa PC và nhựa Tritan.

Nhựa số 7 có an toàn không?

Nhựa số 7 phổ biến nhất là nhựa PC và Tritan:

  • Nhựa PC thường được dùng sản xuất các loại bình đựng nước hay bình sữa em bé. Đã có nhiều ý kiến tranh cãi chất liệu nhựa này không an toàn với người tiêu dùng vì chứa BPA.

Tuy nhiên, “Vào năm 2014, FDA đã công bố bản báo cáo mới nhất, xác nhận giới hạn tiếp xúc ban đầu vào năm 1980 là 50 µg/kg (khoảng 23 µg/lb) hàng ngày và kết luận rằng BPA có thể an toàn ở mức hiện tại được cho phép”.

  • Nhựa Tritan có độ trong suốt như thủy tinh, nhưng có độ cứng bền hơn, khi rơi khó vỡ, đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người sử dụng, thường dùng làm bình đựng nước, hộp đựng thực phẩm, ly đựng nước,…

Nhựa Tritan sẽ an toàn hơn, không chứa BPA nên thường được dùng để chế tạo những bình nước thể thao.

Nên chọn bình nhựa số 7 dòng nhựa Tritan, thân bình có ghi BPA Free

KẾT LUẬN, nhựa số 7 an toàn nếu khi chọn bình đựng nước nhựa/hộp đựng nhựa có ghi “BPA free”, “không chứa BPA” hoặc có giấy chứng nhận của bộ y tế để đảm bảo an toàn.

Vậy có nên dùng bình đựng nước nhựa số 7 hay không?

Vậy có nên dùng bình đựng nước nhựa số 7 hay không? có lẽ là vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Vì dạo gần đây trên các nên tảng mạng xã hội nhất là tiktok lan truyền nhiều thông tin quay quanh loại nhựa này. Vậy nên hay không nên vẫn còn là ẩn số khiến nhiều người lo lắng.

Như đã nói ở trên, nhựa số 7 sẽ có 2 dạng chính là nhựa Tritan và nhựa PC, tuy đánh cùng số 7 nhưng sẽ có tính chất khác nhau. Nên vẫn dùng nhựa số 7 an toàn được khi bạn chọn nhựa Tritan số 7 trên thân bình có ghi chữ BPA free hoặc không chứa BPA, loại nhựa tự nhiên an toàn, thường được dùng làm bình nước uống. Nhựa PC có tốt, tuy nhiên vẫn chứa BPA, không được tái chế. Nhựa trong suốt và cứng, dễ vỡ, dưới đáy bình có ký hiệu số 7 nhưng trên thân bình không có chứa chữ BPA free hoặc không chứa BPA.

Nhựa Tritan được các nhà khoa học đánh giá là một trong những loại nhựa có tính an toàn cao nhất tính đến thời điểm hiện tại bởi không chứa các chất độc hại như BPA, crom, cadmium, halogen, chì…

Một số thương hiệu lớn thường dùng nhựa tritan số 7 để sản xuất bình nước như Komax, Lock&Lock,…

Một số loại nhựa an toàn bạn nên chọn?

Những loại nhựa sau là những loại nhựa AN TOÀN mà bạn và gia đình có thể yên tâm sử dụng, cụ thể:

  • Số 1 là PET (Polyethylene Terephthalate)
  • Số 2 là HDPE (High-Density Polyethylene)
  • Số 4 là LDPE (Low-Density Polyethylene)
  • Số 5 là PP (Polypropylene)

Bạn KHÔNG NÊN sử dụng các loại nhựa tổng hợp có đánh số 3 (PVC – Polyvinyl Chloride), số 6 (PS Polystyrene), số 7 (nhựa BPA, Polycarbonate và LEXAN) hoặc chữ PC (viết tắt cho chất hóa học nguy hiểm được gọi là polycarbonate).

Nên chọn các sản phẩm nhựa có đánh số 2,4,5
Nên chọn các sản phẩm nhựa có đánh số 2,4,5

Bạn cũng KHÔNG NÊN tái sử dụng những loại nhựa chỉ sử dụng một lần như túi nilon, bình nước nhựa dẻo, cốc cà phê và ống hút. Nếu sử dụng lại, bạn có thể phá vỡ cấu trúc của loại nhựa đó và giải phóng một số chất hóa học. Thay vào đó, nếu bạn thường xuyên mang bình nước đi học/đi làm, bạn có thể thay bằng bình nhựa cứng hoặc bình kim loại. Các mẹ khi đi chợ sau khi xài xong túi nilon thì nên vứt bỏ chứ đừng để dành xài lại nhé.

Khi cho bé bú, mẹ nên cho con bú sữa mẹ trực tiếp. Nếu bạn phải cho con uống sữa công thức hoặc phải vắt sữa mẹ ra bình, bạn nên thay bình sữa nhựa thành loại bình thủy tinh hoặc lựa chọn loại nhựa an toàn đã nói ở trên.

Khi cho con chơi đồ chơi, bạn nên chọn loại bằng vải hoặc gỗ, đừng chọn loại có sơn vẽ. Nếu bạn chọn mua đồ chơi bằng nhựa cho con thì hãy kiểm tra kỹ xem có phải là loại nhựa an toàn không rồi mới mua nhé. Bạn cũng không nên để cho con chơi hoặc ngậm các thiết bị điện tử bằng nhựa như remote tivi hoặc điện thoại di động do bé có thể bị nhiễm hóa chất.

Khi hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng, bạn không nên đựng thức ăn trong hộp nhựa mà hãy đựng trong chén dĩa bằng sứ chẳng hạn.

Đối với các mẹ hay dùng mỹ phẩm, bạn hãy chọn các sản phẩm không chứa phthalate.

Bạn cũng nên rửa tay trước khi ăn và tập cho gia đình thói quen tốt này nhé.

Nói chung, các loại sản phẩm làm từ nhựa có đánh số 2, 4 và 5 là các loại nhựa an toàn. Tuy nhiên, cho dù bạn có chọn loại nhựa nào thì hãy nhớ không được để chúng tiếp xúc với nhiệt độ cao như lò vi sóng. Tốt hơn hết là bạn hãy hạn chế dùng nhựa tổng hợp càng ít càng tốt nhé.

Hi vọng với những chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức cơ bản cho mình.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

So sánh, tìm kiếm giá rẻ nhất
Logo
Shopping cart