Bệnh tay chân miệng nếu không nhận biết sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, cha mẹ nên nhận biết các dấu hiệu bệnh tay chân miệng sớm để giúp con mau khỏi.
Mục lục
Các dấu hiệu bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng có thời gian ủ bệnh thường từ 3-7 ngày. Khi mắc bệnh tay chân miệng, triệu chứng ban đầu ở trẻ có thể là sốt và thường kèm theo đau họng. Trẻ cảm giác khó chịu và xuất hiện tình trạng biếng ăn.
Khoảng 1 hoặc 2 ngày sau khi khởi phát sốt, vết loét và mụn nước sẽ xuất hiện trong miệng, họng, lưỡi, bên trong má khiến bé đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, chảy dãi, quấy khóc. Tiếp theo đó, phát ban dạng phỏng nước sẽ xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và đôi khi ở mông.
Bệnh tay chân miệng nếu nhẹ thì chỉ gây sốt trong vài ngày, các dấu hiệu và triệu chứng cũng sẽ cải thiện dần theo thời gian. Tuy nhiên, nếu bé không được điều trị kịp thời, hoặc bé mắc tay chân miệng do virus Enterovirus 71 thì sẽ tiềm ẩn nhiều biến chứng nặng như: Biến chứng thần kinh (viêm não, viêm màng não), biến chứng tim mạch, hô hấp (viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch) có thể dẫn đến tử vong…
Chính vì vậy, cha mẹ không nên chủ quan mà cần sớm nhận biết các dấu hiệu của bệnh, đưa con đi khám để xác định đúng chủng virus gây tay chân miệng, từ đó có phương pháp điều trị đúng đắn, kịp thời cho trẻ, tránh những biến chứng đáng tiếc.
Dấu hiệu đặc trưng của bệnh tay chân miệng là xuất hiện vết loét và mụn nước
Cách cải thiện bệnh tay chân miệng cho trẻ
Bệnh tay chân miệng do virus gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Khi thăm khám và điều trị, bác sĩ thường hướng đến mục tiêu điều trị chủ yếu là giúp giảm triệu chứng cho bé và các biện pháp điều trị tích cực đối với những trường hợp nặng, đặc biệt khi trẻ bị suy tuần hoàn, suy hô hấp. Các phương pháp chủ yếu khi điều trị tay chân miệng cho bé bao gồm:
- Hạ sốt: Cha mẹ cần cho bé sử dụng ngay thuốc hạ sốt paracetamol khi trẻ bị sốt cao từ 38,5 độ C trở lên nhưng cần chú ý về liều lượng dùng để tránh quá liều, đồng thời lau mát cho trẻ để hạ nhiệt.
- Bù nước và điện giải: Cho trẻ uống dung dịch điện giải oresol hoặc dùng nước ép hoa quả tươi để bù nước và điện giải. Nếu trẻ đang bú mẹ, nên tăng cường số lần và thời lượng bú.
- Điều trị loét miệng, loét họng: Lau sạch miệng bằng các loại gel rơ miệng có tác dụng sát khuẩn và giảm đau giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn.
- Đối với trẻ có sốt và loét miệng, cần bổ sung vitamin C, kẽm…;
- Nếu có triệu chứng viêm não – viêm màng não: Cần dùng thuốc chống co giật và được các bác sĩ chuyên khoa điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần lưu ý đến những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ cao xảy ra biến chứng ở trẻ mắc bệnh tay chân miệng như sốt cao, li bì, nôn ói… để đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời.
Gel Subạc giúp làm sạch da, kháng khuẩn, chăm sóc da khi bị bệnh tay chân miệng
Để nhanh chóng cải thiện bệnh tay chân miệng cha mẹ nên cho con kết hợp sử dụng sản phẩm gel bôi Subạc với thành phần gồm nano bạc, dịch chiết neem, chitosan.
Subạc là giải pháp hiệu quả giúp làm sạch da, kháng khuẩn, chăm sóc và bảo vệ da, làm dịu da khi bị tay chân miệng, thủy đậu, bỏng, rôm sảy, mụn nhọt, zona, herpes, viêm da, bị sưng tấy do côn trùng đốt/ muỗi đốt; góp phần kích thích tái tạo tế bào da mới và ngăn ngừa sẹo.
Bên cạnh đó, cha mẹ nên cho trẻ kết hợp uống cốm thảo dược Subạc có thành phần từ L- lysine, cao lá neem, cao bạch chỉ, cao nhọ nồi, cao lá xoài, cao tạo giác thích… hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ giảm triệu chứng và nguy cơ mắc các biểu hiện do virus.
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về các dấu hiệu, biến chứng có thể gặp phải cũng như cách điều trị bệnh tay chân miệng. Để mau chóng cải thiện tình trạng tay chân miệng cho bé, ba mẹ hãy chăm sóc trẻ đúng cách, kết hợp cho con dùng bộ đôi sản phẩm Subạc đem lại làn da mịn màng mỗi ngày!.
- *Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
- *Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/