Điều cần tránh khi cúng ông Công ông Táo. Mâm lễ cúng đơn giản 2024

Rate this blog

Ngày 23 tháng Chạp, các gia đình Việt thường làm mâm cỗ cúng tiễn ông Công ông Táo về trời. Tuy nhiên để việc cúng lễ đúng ý nghĩa, các gia đình cần tránh những điều qua bài viết dưới đây.

I. Những sai lầm cần tránh khi cúng ông Công ông Táo năm 2024

1. Không thả cá chép từ trên cao: 

Sau khi thực hiện lễ cúng Táo Quân các gia đình thường thả cá chép ra sông, hồ. Tuy nhiên, khi thả bạn nên nhớ không nên thả từ trên cao hay ném cá xuống nước vì như thế cá sẽ chết.

Tốt nhất, gia chủ nên chọn một địa điểm mép nước ở sông, hồ và thả cá từ từ. Không nên ném cả túi nilon xuống nước tránh gây ô nhiễm môi trường.

Những điều cần tránh khi cúng ông Công ông Táo. Mâm lễ cúng đơn giản 2022

2. Làm lễ cúng sau buổi trưa ngày 23 tháng Chạp: 

Trong tín ngưỡng dân gian, 12h ngày 23 tháng Chạp là thời điểm ông Công ông Táo đã bay về chầu trời. Chính vì thế, việc cúng lễ cần tiến hành trước giờ này.

Theo đó, từ ngày 21 tháng Chạp đến trước 12h ngày 23 tháng Chạp, các gia đình có thể lựa chọn thời gian phù hợp để làm lễ cúng ông Công, ông Táo. Khi hương cháy hết 2/3 là có thể hóa vàng mã, phóng sinh cá chép để tiễn ông Táo về trời.

3. Đặt mâm lễ cúng dưới bếp: 

Không ít người Việt quan niệm ông Công là thần thổ công, vị thần cai quản đất đai trong nhà, cần được cúng trên bàn thờ chính trong nhà, còn ông Táo là 23 vị đầu rau trông coi việc bếp núc nên sẽ được cúng ở dưới bếp. Song thực tế việc cúng như thế này là không đúng với phong tục và quy tắc truyền thống lâu đời của dân tộc.

Theo truyền thống, tất cả các vị này đều cần được thờ phụng trên bàn thờ chính của gia đình. Ngoài ra, bếp là nơi đun nấu nên không phù hợp để cúng lễ.

Mâm cỗ cúng 23 tháng Chạp cần được thực hiện ở nơi sạch sẽ và trang nghiêm nhất trong nhà.

4. Chuẩn bị đồ cúng: 

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo không cần quá cầu kỳ. Theo đó, tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình mà có thể chuẩn bị cỗ chay hoặc mặn.

Lễ vật cúng 23 tháng Chạp cần chuẩn bị là 3 bộ quần áo, mũ, giày cho 3 vị thần với một con ngựa bằng giấy với yên cương đầy đủ hoặc 3 con cá chép và tiền vàng. Những đồ vàng mã này sẽ được đốt đi để gửi cho các vị thần sử dụng khi về trời.

II. Mâm lễ cúng ông Công ông Táo chuẩn, đơn giản nhất 2022

Chia sẻ về cách chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đúng chuẩn nhất, chuyên gia phong thủy Song Hà cho biết, mọi người cần chuẩn bị đầy đủ như sau:

Mũ ông Công ông Táo: gồm có 2 mũ ông và 1 mũ bà. Mũ dành cho bà không cần cánh chuồn nhưng mũ dành cho ông cần 2 cánh chuồn. Đồ vàng mã sẽ được đốt sau lễ cúng ngày 23 tháng Chạp.

Mâm cỗ mặn cúng ông Táo gồm:

  • 1 đĩa gạo
  • 1 đĩa muối
  • 5 lạng thịt vai luộc
  • 1 bát canh mọc
  • 1 đĩa xào thập cẩm
  • 1 đĩa giò
  • 1 đĩa xôi gấc
  • 1 đĩa chè kho
  • 1 đĩa hoa quả; 1 ấm trà sen; 3 chén rượu
  • 1 quả bưởi
  • 1 quả cau, lá trầu; 1 lọ hoa đào nhỏ; 1 lọ hoa cúc; 1 tập giấy tiền, vàng mã.
Những điều cần tránh khi cúng ông Công ông Táo. Mâm lễ cúng đơn giản 2022

Ngoài ra, để ông Táo về chầu trời, các gia đình thường mua 3 con cá chép thả vào chậu nước đặt cạnh mâm cỗ với ý nghĩa “cá chép hóa rồng”. Tùy vào điều kiện kinh tế gia đình mà có thể chọn kích cỡ cá chép, loại cá chép với mức giá khác nhau.

Thời gian, cách thức cúng ông Công ông Táo

Cũng theo chuyên gia phong thủy Song Hà, lễ cúng ông Táo cần phải tiến hành trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp Âm lịch. Các gia đình có thể lựa chọn cúng vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng 23 tháng Chạp.

Trước khi cúng thì gia chủ khấn theo bài khấn, hương cháy 2/3 thì đưa vàng mã ra hóa, đổ 3 chén rượu vào tro, đưa cá chép ra hồ phóng sinh. Nơi làm lễ cúng ông Táo có thể là ban thờ gia tiên, không nhất thiết phải lập thêm ban thờ Táo quân.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

So sánh, tìm kiếm giá rẻ nhất
Logo
Shopping cart