Clubhouse là một ứng dụng mạng xã hội trò chuyện bằng âm thanh, cho phép người dùng tham gia các cuộc thảo luận dưới một hình thức trò chuyện giống như ở các cuộc họp, hội nghị. Trong đó sẽ có một số người chủ yếu nói chuyện và những người khác sẽ tham gia để lắng nghe, theo dõi. Các phòng trò chuyện này dựa trên những chủ đề khác nhau và sẽ được đánh dấu rõ ràng trong ứng dụng.
Nội dung chính
1. Clubhouse là gì, điều gì đã mang đến sự khác biệt?
Bên cạnh đó, khi bạn lựa chọn các chủ đề mà mình quan tâm, bạn chỉ cần cung cấp cho ứng dụng thêm nhiều thông tin về sở thích của bạn, lập tức ứng dụng sẽ triển khai đề xuất nhiều phòng trò chuyện để bạn có thể theo dõi hoặc tham gia.
2. Clubhouse chỉ được hỗ trợ trên iOS.
Nhưng khoan, có một điều đáng tiếc là ở thời điểm hiện tại Clubhouse chỉ có trên iOS, bạn chỉ có thể tham gia Clubhouse khi nhận được lời mời từ những người dùng hiện có. Người dùng hiện tại phải gửi lời mời từ ứng dụng dưới dạng liên kết cho phép người dùng mới tham gia và mỗi người dùng hiện tại chỉ được gửi lời mời tối đa 2 lần.
Song, Clubhouse gần đây cũng đã có thông báo rằng ứng dụng có thể sắp qua giai đoạn thử nghiệm trong năm nay và sẽ sớm có phiên bản để toàn thế giới có thể sử dụng. Trong trường hợp nhận được lời mời tham gia cuộc trò chuyện, bạn có thể đăng ký và chọn chủ đề mà bạn quan tâm nhất trong ứng dụng.
3. Clubhouse mang đến giao diện phong phú
Về giao diện, Clubhouse có giao diện khá đẹp mắt và dễ sử dụng. Đối với bản thân mình thì thấy rằng giao diện của Clubhouse tối giản hơn so với Tiktok và Facebook. Có thể vì Clubhouse không có quá nhiều tính năng, chủ yếu là các phòng trò chuyện, những đối tượng mà bạn quan tâm và theo dõi.
Giao diện của Clubhouse cũng khá mượt mà, màn hình chính sẽ hiển thị số phòng trò chuyện mà bạn đang theo dõi hoặc tham gia và cũng cung cấp cho bạn một tùy chọn để tạo một phòng trò chuyện của riêng mình.
Đơn giản nhưng hiệu quả những là cái mà người dùng cần và điều này giúp nhiều người dùng có thể dễ dàng tiếp cận đến ứng dụng. Facebook ngày trước cũng đơn giản và phục vụ những tính năng cơ bản, nhưng nhờ lượt download nhiều và nhu cầu trải nghiệm đa năng nên Facebook đã bắt đầu cập nhật dần dần ứng dụng của mình. Trong tương lai, bài toán ấy cũng sẽ được thực hiện trên Clubhouse.
4. Clubhouse gây ấn tượng và thu hút với nhiều tính năng hay ho
Đến với Clubhouse, bạn sẽ được thoải mái lựa chọn các phòng trò chuyện theo sở thích của mình, từ các phòng có nội dung về sức khỏe, giáo dục cho đến khoa học, giải trí… Giống như các cuộc gọi thoại, khi cuộc trò chuyện kết thúc thì phòng trò chuyện sẽ tạm đóng và các phòng này có thể được sử dụng tiếp nếu bạn cần truy cập lại.
Không giống như Twitch lưu lại các video sau khi phát trực tiếp để người dùng có thể quay lại xem, Clubhouse không lưu lại các cuộc trò chuyện khi kết thúc. Tuy nhiên, đã có nhiều người sử dụng tính năng livetream của YouTube để ghi lại cuộc trò chuyện của mình trên Clubhouse, sau đó phát lại video này và mình nghĩ rằng biện pháp này khá ấn tượng nếu bạn muốn lưu giữ lại cuộc trò chuyện của mình.
5. Clubhouse mang đến nhiều yếu tố đặc biệt không hòa lẫn với ứng dụng khác
Như mình đã giới thiệu ở trên, tính năng quan trọng nhất của ứng dụng này đã tạo nên điểm đặc biệt đó là trò chuyện bằng âm thanh (chỉ có trên iOS). Và để tham gia, cần phải có lời mời của người dùng hiện có.
Song, mình thấy rằng việc cấp quyền sử dụng thông qua lời mời của người dùng hiện có sẽ tránh được tình trạng nick ảo, những tài khoản mạo danh. Dù điều này đem loại nhiều hạn chế đối với những người đang có nhu cầu sử dụng, nhưng đáng mừng là ứng dụng này sẽ nhanh chóng vượt qua giai đoạn thử nghiệm và được phổ biến rộng rãi hơn trong thời gian sắp tới.
Một điểm đặc biệt khác đáng chú ý đó là giới hạn hiện tại của mỗi phòng trò chuyện Clubhouse là khoảng 5.000 người, không hề thua kém so với Telegram (với số lượng thành viên khoảng 5.000 người). Và mình nghĩ trong tương lai ứng dụng này hoàn toàn có thể thay thế ứng dụng Zoom bởi ứng dụng này an toàn hơn, riêng tư hơn trong khi Zoom gặp phải rất nhiều phàn nàn về độ bảo mật kém.
6. Clubhouse đã trở nên phổ biến như thế nào?
Clubhouse được ra mắt vào tháng 3 năm 2020, thời điểm mà dịch Covid 19 bùng phát và lan rộng khắp thế giới. Ban đầu, chỉ có 1.500 người tham gia trong khi giá trị tài sản ròng là 100 triệu USD. Đến khi Giám đốc điều hành Tesla Elon Musk tổ chức một buổi Clubhouse với Giám đốc điều hành Robinhood Vlad Tenev, lượng người dùng đã tăng lên đột biến.
Thông qua sự kiện này, Clubhouse đã thể hiện được tối đa sức chứa người dùng của mình, tạo được ấn tượng mạnh mẽ. Sự nổi tiếng đột ngột này đã khiến mọi người phải chen lấn tìm lời mời để họ có thể trở thành một phần của ứng dụng Clubhouse.
Tính đến ngày 1 tháng 2 năm 2021, Clubhouse đã có 2 triệu người dùng trên toàn thế giới và đến ngày 16 tháng 2, ứng dụng này đã đạt 8.5 triệu người dùng trên toàn thế giới, dù ứng dụng này chỉ đang trong giao đoạn thử nghiệm. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này là do một số khách mời nổi tiếng xuất hiện, bao gồm cả những người từ Tesla và người sáng lập SpaceX Elon ví dụ như Musk và CEO Facebook Mark Zuckerberg.
Tổng kết
Clubhouse thật sự là một ứng dụng mạng xã hội mới lạ với nhiều ưu điểm ấn tượng, song ưu điểm này sẽ trở thành nhược điểm nếu chúng ta sử dụng sai cách, sử dụng vào những hành vi và mục đích xấu, hy vọng ứng dụng này sẽ nhanh chóng được phổ biến hơn và chúng ta có thể tiếp cận ứng dụng này dễ dàng hơn.
>>> Xem thêm: Cách tải ứng dụng Threads nền tảng mạng xã hội mới của Meta