Với tỷ lệ tử vong lên tới hơn 90% trong một đợt bùng phát dịch năm 2018, virus Nipah đang đẩy các nhà chức trách Ấn Độ vào một cuộc chạy đua mới nhằm ngăn chặn lây lan khi đại dịch Covid-19 vẫn tiếp đe dọa quốc gia tỷ dân.
Virus Nipah là gì?
Virus Nipah (NiV) là loại virus lây từ động vật sang người. Nó cũng có thể được truyền qua thực phẩm ô nhiễm hoặc truyền giữa người với người. Nó cũng khá giống với virus HeV được phát hiện ở Australia vào năm 1994.
Cả NiV và HeV đều sống trong vật chủ là dơi ăn quả. Loài này còn thường được biết đến với cái tên khác là “cáo bay”. Khi nhiễm bệnh, loài dơi này cũng có thể lây sang các động vật khác chẳng hạn như lợn, chó, mèo, dê, gà, ngựa và cừu. Con người có thể nhiễm nếu họ tiếp xúc với các động vật nhiễm bệnh.
Ngoài ra, virus có thể lây truyền qua chất dịch của cá thể nhiễm bệnh. Virus này cũng có thể lây từ người sang người.
Virus Nipah gây chết người xuất hiện tại Ấn Độ
Mới đây, Một cậu bé 12 tuổi ở bang Kerala nhập viện vì sốt cao hồi đầu tuần trước, xét nghiệm cho thấy cậu bé nhiễm virus Nipah. Cậu bé đã qua đời hôm 4/9, chưa đầy một tuần sau khi nhập viện.
Virus Niv lây truyền sau khi người bệnh tiếp xúc trực tiếp với động vật như dơi, lợn hoặc ăn thực phẩm bẩn. Và từ đó lây lan giữa người với nhau.
Cơ quan chức năng Ấn Độ lo ngại vì tỉ lệ tử vong khi một người mắc virus Nipah là từ 40% đến 75% và chưa có vaccine chống lại loại virus này.